BIOFERTI đồng hành cùng phương pháp trồng ruộng lúa luân canh nuôi tôm phần 2

Bioferti – ĐỒNG HÀNH CÙNG PHƯƠNG PHÁP TRỒNG RUỘNG LÚA LUÂN CANH NUÔI TÔM.

  1. Thu hoạch tôm.

Tùy thuộc vào giống tôm mà thời gian thu hoạch và thu tỉa theo kích thước của tôm cho phù hợp.

LUÂN CANH RUỘNG TRỒNG NUÔI TÔM SANG RUỘNG TRỒNG LÚA:

Khuyến khích sử dụng các giống lúa cao sản ngắn ngày và có khả năng chịu mặn:

  • Giống lúa mùa: chọn theo từng địa phương thích hợp.
  • Giống lúa ngắn ngày: khuyến khích các giống lúa như OM 2517, OM 5451, OM 6976, OM 7347, …
  • Giống lúa lai: khuyến khích các giống lúa như B-TE 1, HR 182.

Xin lưu ý: Ở những vùng đất canh tác bị ảnh hưởng ngập mặn sớm, nhà nông nên chọn các giống lúa lai và giống lúa ngắn ngày.

Làm đất rửa mặn

Sau khi tôm được thu hoạch, ruộng cần thải nước ra cống và thực hiện đưa nước ngọt vào để rửa mặn. Tùy theo vùng mà nhà nông cần chú ý đến thời gian rửa mặn và số lần tháo/xổ nước ngọt rửa mặn phù hợp vì đây được xem là giai đoạn quyết định thành công của gieo xạ và cấy mạ lúa. Thời gian rửa mặn thông thường từ 20 đến 30 ngày.

  • Để thực hiện rửa mặn phần đất canh tác được sâu hơn để rễ cây lúa phát triển tốt hơn, nhà nông cần thực hiện kết hợp việc xới xáo đất để nước ngọt ngấm được vào đất canh tác.
  • Ở những vùng đất lầy và thấp, trong quá trình rửa mặn cần phơi đất để tạo điều kiện phân hủy và bay hơi các chất độc đất và giúp đất thông thoáng hơn (chú ý: khi phơi đất cũng chú ý độ ẩm không để đất quá khô vì sẽ ảnh hưởng đến lớp mùn dinh dưỡng xuất hiện sau vụ nuôi tôm.
  • Việc tháo/xổ nước rửa mặn để đạt hiệu quả nhất cần làm từ 5 đến 10 lần. Ngoài phương pháp tháo/xổ nước truyền thống, một số vùng sử dụng máy bơm nước để tháo nước ra sẽ tiết kiệm thời gian hơn.

Sau khi hoàn tất khâu rửa mặn, thực hiện việc bừa trục lại lần cuối, và khuyến khích làm đất chuẩn bị cho gieo sạ và cấy lúa. Khuyến khích sử dụng Bioferti Organic Probiotic hạn chế tuyến trùng gây bệnh:

  • Sau vụ tôm, nguồn dinh dưỡng còn lại trên mặt ruộng khi đã xới lên có rất nhiều dinh dưỡng cung cấp cho việc trồng lúa trong 1 tháng đầu. Khi các vi sinh độc quyền thực hiện việc cải tạo đất trong sản phẩm được kích hoạt và áp dụng vào ruộng, chúng sẽ nhanh chóng phân giải các nguồn dinh dưỡng hữu cơ khó tan còn lại trong mùn để tạo điều kiện tốt nhất khi gieo sạ hoặc cấy mạ lúa.
  • Bên cạnh việc cải tạo đất, trong sản phẩm có chứa vi sinh độc quyền thực hiện vai trò làm giảm thiểu sự phát triển của các tuyến trùngnấm không tốt có trong đất nhằm tạo môi trường tốt nhất cho việc gieo sạ hoặc cấy mạ.
  • Nguồn dinh dưỡng hữu cơ trong sản phẩm là điều kiện cần để kéo dài sự phát triển của các sinh vật có lợi khác trong đất canh tác.
  • Sản phẩm có chứa hoạt chất saponin chiết xuất từ loài hoa thuộc họ măng tây độc quyền thực hiện vai trò giảm sức căng bề mặt đất canh tác (như tình trạng đất nhiễm mặn, đất nhiễm phèn, và đất bị rửa trôi) bằng cách hỗ trợ phân giải các gốc muối khó tan và giúp vi sinh có thể tiến sâu hơn vào đất canh tác; tăng khả năng giữ nước cho đất để dinh dưỡng được phân tán đều, đặc biệt là các vi khoáng như sắt, kẽm, mangan, đồng, và ….
  • Thành phần khoáng humic trong sản phẩm đóng vai trò là nền tảng giúp đất luôn màu mỡ. Khoáng humic trong sản phẩm khi tiếp xúc với lớp dinh dưỡng hữu cơ từ ruộng tôm sẽ giúp lớp dinh dưỡng này nằm trong vùng đất canh tác và hạn chế tối đa sự rửa trôi dinh dưỡng từ việc thoát và cung cấp nước tới ruộng lúa. Đây cũng được xem là nguồn thức ăn cho các vi sinh có lợi trong đất và duy trì độ phì nhiêu dinh dưỡng trong suốt mùa vụ.
  • Thành phần nhỏ Kali fulvic độc quyền trong sản phẩm: tạo phức hợp với kim loại có tác dụng chống mất nước, chống hạn, và giải độc phèn khi áp dụng vào đất trồng.

Kỹ thuật ngâm ủ hạt giống.

Bước 1: Mang hạt giống đã được chọn đi phơi nắng sớm từ 1 đến 2 ngày trước khi mang đi ngâm.

Bước 2: Lựa chọn sơ bộ những giống tốt bằng cách bỏ hạt giống vào nước sạch để loại bỏ các hạt giống rỗng, thông thường sẽ ngâm nước từ 4 đến 8 giờ. Chọn các hạt giống nặng nằm bên dưới.

Bước 3: Ngâm hạt giống là giai đoạn quan trọng đầu tiên trong mùa vụ.

  • Sử dụng phần hạt giống đã được chọn đi ngâm, nước lấp mặt giống trong vòng từ 12 đến 24 giờ hoặc ngâm cho đến khi thấy phần mầm xuất hiện. Đối với vụ thu đông, thông thường ngâm hạt từ 36 đến 48 tiếng hoặc đến khi thấy mầm trắng xuất hiện.
  • Vớt hạt đã lên mầm và làm khô sơ bộ (khoảng 24 giờ) bỏ vào trong bao bố thoáng khí hoặc túi đựng hạt mầm trong để nơi ráo mát. Kiểm tra nhiệt độ bằng cách đặt tay vào giữa bao hạt giống có cảm giác ấm là thích hợp, nếu có cảm giác nóng phải làm giảm nhiệt, bằng cách tưới xả nước sạch vào bao giống cho đến khi nước chảy ra, dưới đáy bao nguội thì dừng lại. Sau đó, trãi lúa giống chỗ khô mát với bề đáy lớp lúa khoảng 2 tấc, dưới lót lưới, trên mặt đậy bằng bao hay đệm ẩm, tiếp tục ủ thêm từ 12 đến 24 giờ.
  • Mang hạt mầm đi ủ để đạt được độ dài rễ mầm khoảng dài gấp đôi hạt mầm.

Khuyến khích ngâm hạt vừa ra mầm với sản phẩm Bioferti để hạn chế tình trạng nhiễm nấm, tuyến trùng, và trứng sâu bọ bám vào rễ non và cổ rễ trước khi gieo sạ và cấy mạ. Lý do của việc ngâm hạt vừa ra mầm này với các sản phẩm Bioferti nhằm giúp cho dưỡng chất và các thành phần vi sinh có thể bám vào coi của mầm và cuốn rể non của hạt mầm mới nẩy. Xin lưu ý: cần phun trộn nhẹ và chậm để không làm gẫy hạt vừa ra mầm.

 

 

Mật độ gieo sạ.

Sạ thưa hợp lý cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn sạ dầy, lúa dể chăm sóc, ít sâu bệnh.

  • Lúa mùa từ 40 đến 50 kg trên 1 hecta
  • Lúa trung vụ từ 60 đến 80 kg 1 hecta
  • Lúa ngắn ngày từ 80 đến 100 kg 1 hecta

Điều chỉnh nước trên ruộng lúa sau ruộng nuôi tôm.

Nhà nông cần lưu ý một số kỹ thuật sau:

Trước khi sạ 1 ngày nên tháo khô nước, thường sau vụ nuôi tôm đất mùn khá xốp vì được dẫn lưu rữa mặn và xới xáo đều nên đất đã đủ độ ẩm.

  • Sau khi sạ nếu thấy có khả năng mưa to, nên đưa nước vào ruộng ngập hạt lúa khoảng 2 đến 3 cm để hạt giống không bị vùi trong lớp bùn trên mặt ruộng.
  • Khi trời nắng tốt trở lại thì tiếp tục tháo khô nước ruộng giúp lúa mọc đều.

Xin lưu ý, đối với điều kiện thời tiết ảnh hưởng bảo hoặc những tác động của thiên nhiên không mong muốn, nhà nông nên kiểm tra dự báo thời tiết để có thể chọn thời gian gieo sạ tốt nhất và không làm giáng đoạn giai đoạn sinh trưởng của cây lúa.

  • Sau khi lúa đã mọc đều (5 đến 7 ngày sau khi sạ), cho nước vào và giữ mực nước trên ruộng ở mức 2 đến 3 cm.
  • Sau sạ 30 ngày, giữ mực nước sâu khoảng 7 đến 10 cm so với mặt ruộng.
  • Khi cây lúa nảy chồi giao tán (cuối kỳ đẻ nhánh) rút cạn nước ruộng 3 đến 5 ngày để các khí độc trong đất (Amoniac, Hidro sunfua, Metan, …) được thoát ra giúp tăng khả năng hoạt động của vi sinh vật có lợi trong đất, đồng thời kích thích rễ ăn sâu vào đất, hấp thu nhiều dinh dưỡng, hạn chế đổ ngã về sau.
  • Sau đó cho nước vào để bón phân nuôi đòng.

Áp dụng dinh dưỡng cho cây lúa:

Bioferti – ĐỒNG HÀNH CÙNG PHƯƠNG PHÁP TRỒNG RUỘNG LÚA LUÂN CANH NUÔI TÔM.

  • Thành phần khoáng humic trong sản phẩm đóng vai trò là nền tảng giúp đất luôn màu mỡ. Khoáng humic trong sản phẩm khi tiếp xúc với lớp dinh dưỡng hữu cơ từ ruộng tôm sẽ giúp lớp dinh dưỡng này nằm trong vùng đất canh tác và hạn chế tối đa sự rửa trôi dinh dưỡng từ việc thoát và cung cấp nước tới ruộng lúa. Đây cũng được xem là nguồn thức ăn cho các vi sinh có lợi trong đất và duy trì độ phì nhiêu dinh dưỡng trong suốt mùa vụ.
  • Thành phần nhỏ Kali fulvic độc quyền trong sản phẩm: tạo phức hợp với kim loại có tác dụng chống mất nước, chống hạn, và giải độc phèn khi áp dụng vào đất trồng.

Kỹ thuật ngâm ủ hạt giống.

Bước 1: Mang hạt giống đã được chọn đi phơi nắng sớm từ 1 đến 2 ngày trước khi mang đi ngâm.

Bước 2: Lựa chọn sơ bộ những giống tốt bằng cách bỏ hạt giống vào nước sạch để loại bỏ các hạt giống rỗng, thông thường sẽ ngâm nước từ 4 đến 8 giờ. Chọn các hạt giống nặng nằm bên dưới.

Bước 3: Ngâm hạt giống là giai đoạn quan trọng đầu tiên trong mùa vụ.

  • Sử dụng phần hạt giống đã được chọn đi ngâm, nước lấp mặt giống trong vòng từ 12 đến 24 giờ hoặc ngâm cho đến khi thấy phần mầm xuất hiện. Đối với vụ thu đông, thông thường ngâm hạt từ 36 đến 48 tiếng hoặc đến khi thấy mầm trắng xuất hiện.
  • Vớt hạt đã lên mầm và làm khô sơ bộ (khoảng 24 giờ) bỏ vào trong bao bố thoáng khí hoặc túi đựng hạt mầm trong để nơi ráo mát. Kiểm tra nhiệt độ bằng cách đặt tay vào giữa bao hạt giống có cảm giác ấm là thích hợp, nếu có cảm giác nóng phải làm giảm nhiệt, bằng cách tưới xả nước sạch vào bao giống cho đến khi nước chảy ra, dưới đáy bao nguội thì dừng lại. Sau đó, trãi lúa giống chỗ khô mát với bề đáy lớp lúa khoảng 2 tấc, dưới lót lưới, trên mặt đậy bằng bao hay đệm ẩm, tiếp tục ủ thêm từ 12 đến 24 giờ.
  • Mang hạt mầm đi ủ để đạt được độ dài rễ mầm khoảng dài gấp đôi hạt mầm.

Khuyến khích ngâm hạt vừa ra mầm với sản phẩm Bioferti để hạn chế tình trạng nhiễm nấm, tuyến trùng, và trứng sâu bọ bám vào rễ non và cổ rễ trước khi gieo sạ và cấy mạ. Lý do của việc ngâm hạt vừa ra mầm này với các sản phẩm Bioferti nhằm giúp cho dưỡng chất và các thành phần vi sinh có thể bám vào coi của mầm và cuốn rể non của hạt mầm mới nẩy. Xin lưu ý: cần phun trộn nhẹ và chậm để không làm gẫy hạt vừa ra mầm.

Mật độ gieo sạ.

Sạ thưa hợp lý cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn sạ dầy, lúa dể chăm sóc, ít sâu bệnh.

  • Lúa mùa từ 40 đến 50 kg trên 1 hecta